Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Những chuyển biến của một một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra cho các nước cơ hội và thách thức tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Quá trình đổi mới kinh tế trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải thiện các mối quan hệ trong chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế tham gia chủ động, tích cực, sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Kể từ khi chính thức gia nhập WTO tháng 1/2007 cho đến nay Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và 4 FTA đang đàm phán bảo đảm cho Việt Nam kết nối với 60 quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đồng thời, với việc tổ chức thành công các sự kiện mang tầm khu vực và toàn cầunhư APEC 2017, WEF – ASEAN 2018… Việt Nam đã dần khẳng định vai trò tiên phong trong cộng đồng kinh tế ASEAN, là thành viên tích cực trong việc gắn kết ASEAN với các đối tác và các tổ chức quốc tế.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là các chính sách thương mại quốc tế đã mang lại cơ hội to lớn nhờ khai thác hiệu quả của các nguồn lực, tăng cường khả năng thu hút đầu tư, mở rộng thịtrường, dỡ bỏ rào cản thương mại để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những cơ hội và kếtquả đạt được đó, thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng đang phải đối mặt những thách thức và rủi ro trong điều kiện quan hệ thương mại giữa các quốc gia hàng đầu thế giớiđang diễn ra hết sức phức tạp ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. Đó là những bất ổn chính trị ở Trung Đông; Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung; Xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại và đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều thách thức làm thay đổi cấu trúc sản xuất với sự thay đổi một loạt các ngành nghề… Trong điều kiện đó, các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời phân tích, đánh giá, dự báo những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và từng ngành, từng lĩnh vực để có những đối sách phù hợp, kịp thời”. Đặc biệt là những chính sách về thương mại quốc tế cần được nghiên cứu thấu đáo đối với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý các bộ ngành, địa phương và các nhà quản lý doanh nghiệp để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cụ thể, thiết thực hướng đến mục tiêu phát triển thương mại bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng đó, được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Hải Phòng và trường Đại học Thương mại đã định hướng chỉ đạo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Hải Phòng và khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Thương mại đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia, với chủ đề “Thương mại quốc tế: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”.
Hội thảo là cầu nối giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở các cơ quan quản lý kinh tế, các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp trên toàn quốc. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn thẳng thắn trao đổi, chia sẻ những quan điểm, những kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Hội thảo còn có ý nghĩa đặc biệt nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng Chào mừng Kỷ niệm 60 năm Truyền thống Xây dựng và Phát triển trường Đại học Hải Phòng (1959-2019). Hội thảo nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quản lý kinh tế trên phạm vi cả mại Mỹ – Trung; Xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại và đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều thách thức làm thay đổi cấu trúc sản xuất với sự thay đổi một loạt các ngành nghề… Trong điều kiện đó, các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời phân tích, đánh giá, dự báo những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và từng ngành, từng lĩnh vực để có những đối sách phù hợp, kịp thời”. Đặc biệt là những chính sách về thương mại quốc tế cần được nghiên cứu thấu đáo đối với các nhàkhoa học, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý các bộ ngành, địa phương và các nhà quản lý doanh nghiệp để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cụ thể, thiết thực hướng đến mục tiêu phát triển thương mại bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng đó, được sự đồng ý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Hải Phòng và trường Đại học Thương mại đã định hướng chỉ đạo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Hải Phòng và khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Thương mại đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia, với chủ đề “Thương mại quốc tế: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”. Hội thảo là cầu nối giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách ở các cơ quan quản lý kinh tế, các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp trên toàn quốc. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn thẳng thắn trao đổi, chia sẻ những quan điểm, những kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Hội thảo còn có ý nghĩa đặc biệt nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng Chào mừng Kỷ niệm 60 năm Truyền thống Xây dựng và Phát triển trường Đại học Hải Phòng (1959-2019). Hội thảo nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quản lý kinh tế trên phạm vi cả nước. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được trên 200 bài viết. Sau khi tổ chức tiến hành phản biện độc lập một cách nghiêm túc, ban chuyên môn đã chọn ra được trên 70 bài viết có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của Hội thảo để đăng Kỷ yếu, nội dung các bài viết được tậptrung vào 6 chủ đề lớn:
– Thứ nhất, các mô hình thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Thứ hai, các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam; Những cơ hội và thách thức về thương mại quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
– Thứ ba, thực trạng và xu thế kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
– Thứ tư, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế và tác động của các FTA thế hệ mới đến các doanh nghiệp Việt Nam.
– Thứ năm, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.
– Thứ sáu, những kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Để có thể khai thác những góc nhìn đa chiều về các chính sách thương mại quốc tế tại Việt Nam, Hội thảo sẽ đi vào trọng tâm thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ đề chính của Hội thảo. Những kết quả đạt được của Hội thảo là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, có giá trị khoa học và thực tiễn của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách, các nhà quản trị hoạt động thực tiễn trên khắp cả nước. Ban Tổ chức Hội thảo xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông của thành phố Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng và các sở, ban, ngành liên quan, và đặc biệt là các nhà khoa học đến từ: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại Giao, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản, Công ty Vinalines Logictics, Công ty Tân Cảng 128, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng, Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH Trường Quốc tế QSI Hải Phòng, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Hải Phòng,… Đồng thời, chúng tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các doanh nghiệp đã quan tâm và tài trợ cho Hội thảo. Đặc biệt, Ban tổ chức Hội thảo xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu của 2 trường Đại học Hải Phòng và Đại học Thương Mại đã định hướng chỉ đạo và tạo điều kiện để tổ chức thành công Hội thảo và có thể mở ra nhiều Hội thảo khoa học khác nữa giúp kết nối và hợp tác sâu rộng giữa các lĩnh vực nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam.
Tải về và xem trọn bộ tài liệu: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Thương mại quốc tế, chính sách và thực tiễn tại Việt Nam“. tại đây