1. Kinh doanh shisha là gì?
Theo các thông tin được tìm kiếm thì Shisha xuất phát từ chữ shīshe trong tiếng Ba Tư hay ống nước (hay còn gọi là “thuốc lào Ả rập”) là một thiết bị có một hoặc nhiều thân (thường làm bằng thủy tinh) dùng để hút như hút thuốc lá, trong đó khói được lọc và làm lạnh bằng cách đi qua nước. Xuất phát từ Ấn Độ, shisha đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Trung Đông và dần dần được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Brasil.
Shisha không phải là thuốc lá theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và cũng không phải là ma túy hay tiền chất ma túy mà thực chất là một loại cỏ có xuất xứ từ Ả Rập, có tẩm các hương liệu trái cây. Ở Việt Nam, shisha được dùng như một loại thuốc lào, thuốc lá nhưng gây cảm giác khoan khoái hơn.
Trong shisha vẫn chứa một lượng nicotine và chất ung thư rất độc hại và được người hút đưa vào phổi như bình thường. Cho nên, sử dụng shisha vẫn có thể gây nghiện và gây ra những độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
2. Muốn kinh doanh Shisha cần phải thực hiện các thủ tục nào?
Căn cứ Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của kinh doanh thuốc lá, Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP thì hiện nay Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với “Shisha”.
Căn cứ điều 23 Luật chất lương sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định: ”Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa”. Do đó, để nhập Shisha về bán tại thị trường Việt Nam thì phải công bố tiêu chuẩn áp dụng những thông tin cơ sở của sản phẩm như: Thành phần, tính chất…lên “Bao bì hàng hóa; Nhãn hàng hóa; Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa” để người tiêu dùng được biết.
Căn cứ Điều 6 Luật đầu tư và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật đầu tư 2014 quy định danh mục hàng hóa, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và Nghị định 59/2006/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi thì danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thì Shisha không nằm trong danh mục cấm kinh doanh nên bạn được phép kinh doanh.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh shisha
Để đảm bảo việc kinh doanh shisha được hiệu quả trên thực tế và không cần phải bắt gặp những vướng mắc khi thanh tra, kiểm tra, việc xin giấy phép kinh doanh shisha gồm những giấy phép sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy phép đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm
– Giấy phép trật tự, an ninh xã hội
3.1 Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh shisha
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ kinh doanh shisha, bao gồm các giấy tờ được quy định tùy theo từng loại hình kinh doanh như sau:
1. Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
2. Đối với các loại hình doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
– Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm có hai thành viên trở lên và công ty hợp danh
– Dự thảo về điều lệ của công ty
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; của người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
Bước 2: Nộp hồ sơ kinh doanh shisha lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
– Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính hoạt động
– Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh shisha
3.2 Xin giấy phép đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm
Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở)
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
Bước 2: Nộp hồ sơ tại chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (quy mô cấp tỉnh) và Các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện (quy mô cấp huyện)
– Trường hợp hồ sơ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
– Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
– Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ so.
Đoàn thẩm định do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
– Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận
– Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
– Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
– Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Nguồn: Sưu tầm
#NhưNgọc