CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 28/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 131/2013/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
- Sửa đổi khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.”
- Sửa đổi khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
(b) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.”
- Sửa đổi khoản 6 Điều 35 như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này;
(b) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy.”
- Sửa đổi Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải có quyền:
(a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
(d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
(a) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
(d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:
(a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
(d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
- Sửa đổi số thứ tự các khoản 3, 4 và 5 sau khoản 3 Điều 39 thành các khoản 4, 5 và 6.
- Sửa đổi Điều 40 như sau:
“Điều 40. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 8; Điều 16; hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 3 Điều 20; hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 và hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này theo quy định tại Điều 40a Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 8; Điều 16; hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 3 Điều 20; điểm b khoản 2 Điều 29; hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 và hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này theo quy định tại Điều 40b Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 8 và Điều 16; hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 3 Điều 20; hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 và hành vi nhập khẩu, xuất khẩu quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này theo quy định tại Điều 40c Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 8, 14, 15, 18, 19, hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, bán hoặc cho thuê tại khoản 3 Điều 20; các Điều 24, 26, 27, 28, 29, 31, 33 và 34; hành vi phân phối quy định tại khoản 3 và hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, bán hoặc cho thuê tại khoản 4, khoản 5 Điều 35 Nghị định này theo quy định tại Điều 40d Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này như sau:
(a) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này;
(b) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và khoản 2 Điều 13; các Điều 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28; điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 29; các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(c) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 8; điểm b khoản 2 Điều 29 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
- Bổ sung các điều 40a, 40b, 40c và 40d như sau:
“Điều 40a. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
(a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
(a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 40b. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
(b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 40c. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
(a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
(a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
(a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 40d. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
- Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
(c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
(c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- Bổ sung các khoản 8, 9, 10 và 11 vào Điều 2 như sau:
“8. Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim.
- Buộc dỡ bỏ tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
- Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích; chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích; giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; thẻ hướng dẫn viên du lịch; giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch; biển hiệu phương tiện vận chuyển khách du lịch.
- Buộc ngừng kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ trường không bảo đảm khoảng cách theo quy định.”
- Sửa đổi khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 4; điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 6; Điều 8; điểm a và điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm a khoản 3, các điểm a, b và c khoản 5, các khoản 6, 7 và 8 Điều 13; khoản 1, khoản 3, điểm d khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 14; điểm b khoản 2 Điều 15; khoản 1 và khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 17; điểm c khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2 và 4 Điều 23a; các khoản 1, 2 và 4 Điều 23c; khoản 1, các điểm a và b khoản 2 Điều 24; khoản 2 và khoản 4 Điều 27; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 30; khoản 2 Điều 32; Điều 33; các khoản 1, 2 và 4 Điều 34; khoản 1 và khoản 5 Điều 40; Điều 41; các điểm a, b, và e khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 42; điểm c khoản 1 Điều 52; khoản 2 và khoản 3 Điều 55; khoản 2 Điều 56; Điều 57; Điều 58; các điểm a, b và c khoản 3 Điều 59; điểm a khoản 2 Điều 68; khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 70 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
- Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về phát hành phim
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
(b) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo nội dung phim đã được dán nhãn kiểm soát.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim khi chưa được phép phổ biến;
(b) Phát hành phim nhựa, băng đĩa phim quá phạm vi được ghi trong giấy phép phổ biến.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu hủy.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Phổ biến phim tại nơi công cộng được lưu trữ trên mọi chất liệu mà không có nhãn kiểm soát;
(b) Phổ biến phim tại nơi công cộng không đúng nội dung và phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
(c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy;
(b) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.”
- Sửa đổi khoản 6 và khoản 7 Điều 6 như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;
(b) Buộc dỡ bỏ tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2; khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;
(c) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhân bản, tàng trữ phim
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim chưa được phép phổ biến.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;
(b) Tàng trữ trái phép phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
(b) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 3 và khoản 4 Điều 10 như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn kiểm soát không đúng chương trình đã được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, truyền bá tệ nạn xã hội; không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.”
- Sửa đổi Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi Điều 12 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về tàng trữ, phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được phép phổ biến hoặc chưa dán nhãn kiểm soát.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã có quyết định cấm phổ biến hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
(b) Buộc dỡ bỏ tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
- Bổ sung điểm đ và điểm e vào khoản 5 Điều 13 như sau:
“(đ) Phổ biến, lưu hành hình ảnh cá nhân người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung phản cảm, không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
(e) Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.”
- Bổ sung khoản 9a vào Điều 13 như sau:
“9a. Đình chỉ hoạt động biểu diễn 12 tháng đối với người biểu diễn tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.”
- Sửa đổi điểm a khoản 10 Điều 13 như sau:
“(a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 3, điểm d và điểm e khoản 5 Điều này;”
- Bổ sung khoản 11 vào Điều 13 như sau:
“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này.”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và đoạn đầu khoản 3 Điều 14 như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu;
(b) Công bố, sử dụng danh hiệu đạt được tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu do tham dự trái phép mà có.
- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đề án tổ chức cuộc thi đã gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép như sau:”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 14 như sau:
“5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;
(b) Ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam và quan hệ đối ngoại;
(c) Thực hiện hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam sau khi đạt danh hiệu tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu;
(d) Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép yêu cầu.”
- Sửa đổi khoản 8 Điều 14 như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
(b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
(c) Buộc thu hồi danh hiệu trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu đối với hành vi quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.”
- Sửa đổi Điều 16 như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
(b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
(c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông không bảo đảm khoảng cách theo quy định;
(b) Kinh doanh karaoke, vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan nhà nước không bảo đảm khoảng cách theo quy định;
(c) Kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội lấn chiếm khuôn viên di tích, cản trở giao thông trong khu vực lễ hội;
(d) Kinh doanh trò chơi điện tử không đúng thời gian theo quy định;
(đ) Không bảo đảm đủ ánh sáng tại vũ trường, phòng karaoke theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa tại nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, phòng karaoke theo quy định;
(b) Không bảo đảm quy định về thiết kế cửa phòng karaoke.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị báo động tại cơ sở hoạt động karaoke, vũ trường không đúng quy định.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều này;
(b) Buộc ngừng kinh doanh đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi điểm a và bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 19 như sau:
“(a) Bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hóa phẩm khác có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc có nội dung đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền;
(c) Sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa; vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể hoặc tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
(b) Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
(c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi.”
- Sửa đổi điểm a và điểm c khoản 3 Điều 23 như sau:
“(a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;”
“(c) Sửa chữa, tẩy xóa Bằng xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa hoặc Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.”
- Sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 23 như sau:
“(a) Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; làm hư hại nghiêm trọng công trình văn hóa, nghệ thuật.”
- Sửa đổi điểm b khoản 7 Điều 23 như sau:
“(b) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.”
- Sửa đổi điểm c khoản 9 Điều 23 như sau:
“(c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 7 Điều này.”
- Bổ sung các điều 23a, 23b và 23c như sau:
“Điều 23a. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật;
(b) Không bảo đảm số lượng tối thiểu chuyên gia giám định cổ vật về chuyên ngành theo quy định trong quá trình hoạt động;
(c) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh giám định cổ vật mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo quy định.
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi cho cơ sở kinh doanh khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
(b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 23b. Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích theo quy định, trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích hết hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích;
(b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Hành nghề tu bổ di tích mà không có chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích theo quy định;
(b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích của người khác;
(c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích hết hạn;
(d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
(a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
(b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
(b) Buộc thu hồi chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 23c. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định, trừ trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích hết hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích;
(b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích;
(c) Không bảo đảm số lượng tối thiểu người được cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích trong quá trình hoạt động;
(d) Sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích hết hạn.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tu bổ di tích mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích của tổ chức khác.
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi cho tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
(a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
(b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
(b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi Điều 34 như sau:
“Điều 34. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Không làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định;
(b) Không nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao để thu hồi theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
(b) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động thể thao mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của tổ chức khác.
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi cho doanh nghiệp khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
(b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
- Bổ sung điểm e vào khoản 1 Điều 42 như sau:
“(e) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”
- Bổ sung các điểm e, g và h vào khoản 3 Điều 42 như sau:
“(e) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch; không có hợp đồng đại lý lữ hành với bên nhận đại lý lữ hành theo quy định;
(g) Hợp đồng lữ hành đã ký kết với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch mà thiếu một trong những nội dung theo quy định;
(h) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định.”
- Sửa đổi khoản 9 Điều 42 như sau:
“9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của tổ chức khác hoặc không thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh lữ hành nội địa.”
- Sửa đổi điểm a và bổ sung điểm c khoản 11 Điều 42 như sau:
“(a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4, điểm a và điểm c khoản 5, điểm c khoản 6 Điều này;”
“(c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 12 Điều 42 như sau:
“12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 6, các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 7, các khoản 8, 9 và 10 Điều này.”
- Sửa đổi điểm e khoản 3 Điều 44 như sau:
“(e) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên;”
- Sửa đổi các điểm b, c và d khoản 7 Điều 44 như sau:
“(b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b và điểm c khoản 5 Điều này;
(c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
(d) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3, điểm a và điểm đ khoản 4 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 8 Điều 44 như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 10 Điều 45 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6, khoản 7 Điều này;
(b) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.”
- Sửa đổi các điểm b, c và d khoản 6 Điều 48 như sau:
“(b) Không bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch theo quy định;
(c) Không gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch hoặc biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch theo quy định;
(d) Sử dụng người lái phương tiện, thuyền viên, nhân viên trên phương tiện vận chuyển khách du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch hoặc giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch đã hết hạn.”
- Sửa đổi điểm a và bổ sung điểm c khoản 7 Điều 48 như sau:
“(a) Sử dụng biển hiệu giả xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch hoặc biển hiệu giả phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch để hoạt động kinh doanh;”
“(c) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ cấp biển hiệu cho phương tiện vận chuyển khách du lịch.”
- Bổ sung khoản 8 và khoản 9 vào Điều 48 như sau:
“8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch đã hết hạn quy định tại điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc thu hồi biển hiệu cấp cho phương tiện vận chuyển khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này;
(b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
- Bổ sung khoản 5 vào Điều 49 như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 51 như sau:
“1. Phạt tiền đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng như sau:
(a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
(b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.”
“(b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 61, điểm a khoản 2 Điều 63, khoản 3 Điều 66 Nghị định này;”
- Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 55 như sau:
“(c) Quảng cáo trực tiếp trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới mà không thông qua tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.”
- Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 59 như sau:
“(c) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định trên lịch blốc hoặc nội dung, hình ảnh quảng cáo trên lịch blốc không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;”
- Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 3 Điều 59 như sau:
“(b) Quảng cáo trên một trong các bìa hai, ba và bốn của xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ trường hợp quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản và sách chuyên quảng cáo;
(c) Quảng cáo trên bìa một hoặc trang nội dung của xuất bản phẩm dạng sách và tài liệu không kinh doanh dạng sách, trừ sách chuyên quảng cáo;”
- Sửa đổi khoản 4 Điều 59 như sau:
“4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là bản đồ hành chính, giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.”
- Sửa đổi điểm c, bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 60 như sau:
“(c) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo;
(d) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.”
- Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 60 như sau:
“(c) Không thông báo về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.”
- Sửa đổi Điều 61 như sau:
“Điều 61. Vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
(b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 4 Điều 66 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d và g khoản 2, khoản 3 Điều này.”
- Sửa đổi khoản 1 Điều 67 như sau:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.”
- Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 68 như sau:
“(a) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã được xác nhận hết giá trị; quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”
- Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 70 như sau:
“(c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.”
- Sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 70 như sau:
“(a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;”
- Bổ sung điểm c khoản 4 Điều 70 như sau:
“(c) Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.”
- Bổ sung Điều 77a như sau:
“Điều 77a. Vi phạm quy định về quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt không phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
(a) Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt;
(b) Xuất xứ, nguyên liệu trong chế biến;
(c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
(a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
(b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Sửa đổi Điều 81 như sau:
“Điều 81. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
- Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra cấp bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
(đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.”
- Sửa đổi Điều 83 như sau:
“Điều 83. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; Điều 50; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 52; Điều 53; Điều 61; điểm d khoản 3 Điều 68; điểm c khoản 3 Điều 69; điểm a khoản 2 Điều 72; điểm b khoản 1 Điều 75; khoản 2 Điều 77a và khoản 1 Điều 78 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 83a Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; Điều 50; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 52; Điều 53; Điều 61; điểm d khoản 3 Điều 68; điểm c khoản 3 Điều 69; điểm a khoản 2 Điều 72; điểm b khoản 1 Điều 75; khoản 2 Điều 77a và khoản 1 Điều 78 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 83b Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; Điều 50; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 52; Điều 53; điểm d khoản 3 Điều 68; điểm c khoản 3 Điều 69; điểm a khoản 2 Điều 72; điểm b khoản 1 Điều 75; khoản 2 Điều 77a và khoản 1 Điều 78 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 83c Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 9; các điểm a và điểm d khoản 1, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10; các Điều 11 và 12; Điều 18; điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19; điểm a khoản 1 Điều 22; khoản 7 Điều 23; điểm b và điểm d khoản 2, điểm g khoản 3, điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều 45; Điều 46; điều 50; điểm a khoản 3, điểm b khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 52; Điều 53; các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 77a và 78 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 83d Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này như sau:
(a) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Văn hóa và Thể thao, Thanh tra Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này;
(b) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều 6; điểm c khoản 1 Điều 45; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(c) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35; Điều 38; các Điều 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73 và 74 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(d) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quảng cáo trên bảng, băng – rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 60; hành vi quy định tại các điều 67, 75, 76, 77, 77a và 78 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(đ) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Xây dựng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 22; hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cây xanh nơi công cộng tại khoản 1 Điều 51; các khoản 5, 6 và 7 Điều 60 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(e) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 35; hành vi không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện tại khoản 2 Điều 36; điểm a khoản 1 Điều 39; hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo vận chuyển khách du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5, điểm c và điểm d khoản 6 và khoản 7 Điều 48; điểm b khoản 2 Điều 51; hành vi quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 60; Điều 61; điểm b khoản 3 Điều 66 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(g) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng dụng cụ, trang thiết bị không có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(h) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 42; điểm a khoản 3 Điều 44 và Điều 49 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(i) Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 3 Điều 35; hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo bảo vệ môi trường du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48; điểm a khoản 1 Điều 62 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Bổ sung các điều 83a, 83b, 83c và 83d như sau:
“Điều 83a. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền 500.000 đồng.
- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền 2.500.000 đồng.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
(đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
Điều 83b. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
- Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
(đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
Điều 83c. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
- Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
Điều 83d. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
(d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
(c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
(d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
(đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định này.”
Điều 3. Bãi bỏ các quy định và thay thế cụm từ
- Bãi bỏ điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 4 Điều 13; điểm c khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 2 Điều 24; khoản 2 và khoản 3 Điều 38; điểm d khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 42; điểm a khoản 7 Điều 44; điểm a khoản 6 Điều 51; điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 66 và điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Thay cụm từ “trên môi trường Internet” bằng cụm từ “trên môi trường mạng” tại khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 12, khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 18, điểm b khoản 3 Điều 21, điểm b khoản 3 Điều 22, khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, khoản 2 Điều 25, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27, khoản 2 Điều 28, khoản 4 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31, khoản 2 Điều 32, Khoản 2 Điều 33 và Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 4. Hiệu lực của Nghị định
- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2017.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành Nghị định
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Xuân Phúc |