Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý, thì các doanh nghiệp ‘chủ nhà’ vẫn chưa có thói quen sử dụng luật sư, ngay cả các doanh nghiệp lớn. Rất ít tập đoàn Việt có bộ phận pháp chế chuyên trách, trừ ngành ngân hàng do thường xuyên xử lý nhiều vụ việc phức tạp. Thông thường các doanh nghiệp chỉ sử dụng sự trợ giúp từ luật sư trong những công việc mang tính thủ tục hành chính hoặc khi có những tranh chấp phải giải quyết ở trọng tài, tòa án hoặc cơ quan khác. Trong bài viết dưới đây chúng tôi đề cập đến Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp.
Nguyên nhân nào khiến đa số doanh nghiệp Việt Nam gặp ‘rắc rối pháp lý’ ?
– Doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen tuân thủ pháp luật. Đa số khi khởi nghiệp hoặc góp vốn kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm nhiều đến việc thỏa thuận, coi việc này là hình thức. Đến khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì không có cơ sở giải quyết dẫn đến doanh nghiệp dễ thất bại.
– Khi muốn phát triển kinh doanh trong những lĩnh vực mới, do không am tường (như bất động sản, chứng khoán…), mà lại không tham vấn luật sư chuyên sâu, nên phần lớn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu.
– Kiểu làm ăn ‘chụp giật’ hoặc ‘đốt cháy giai đoạn’, dựa vào nguồn vốn được huy động một cách dễ dàng, chi tiêu bất hợp lý cũng dễ dẫn đến ‘bại sản’. Thực tiễn thời gian qua cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp rơi vào vòng lao lý, khiến cho các doanh nghiệp đối tác hoặc nhà đầu tư khác bị phá sản, người lao động mất việc làm…
– Khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp Việt Nam thường không muốn gặp nhau đối thoại, thương lượng mà thường sử dụng ‘quan hệ xã hội’ để giải quyết bằng những thủ đoạn trái pháp luật. Thay vì sử dụng dịch vụ luật sư thì họ lại dùng các ‘mối quan hệ cá nhân’ với cán bộ cơ quan có thẩm quyền. Không phủ nhận cách giải quyết này có thể tạm thời giúp doanh nghiệp tránh rắc rối, nhưng dễ tạo thói quen không tuân thủ pháp luật, cho đến khi những hành vi trái pháp luật của họ bị phát hiện thì đã muộn…
Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp thường gặp:
– Tranh chấp nội bộ: Tranh chấp hợp đồng lao động, tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn; việc lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp…
– Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Tranh chấp các vấn đề thủ tục và quản lý thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính, bảo hiểm xã hội…
– Tranh chấp với bên ngoài: Tranh chấp hợp đồng kinh doanh – đầu tư – thương mại, tranh chấp sở hữu trí tuệ, nợ xấu…
– Thiệt hại do thiếu am hiểu thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp, pháp luật về đầu tư, pháp luật thuế, xuất nhập khẩu…