1. Thành lập công ty cổ phần xây dựng được hiểu ra sao ?
Công ty xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thành lập công ty cổ phần là một trong những dịch vụ của công ty Luật Sư Tổng Hợp. Với đội ngũ luật sư được đào tạo bài bản cùng kinh nghiệm dày dặn sẽ cung cấp cho quý khách hàng đầy đủ các loại chứng từ, hồ sơ và tư vấn rõ ràng để quý khách có thể lấy tất cả các ngành nghề xây dựng theo mong muốn của mình.
2. Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
– Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
– Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng
3.1 Tư vấn lựa chọn ngành nghề về xây dựng
Theo quy định về hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân (Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) lĩnh vực xây dựng thuộc mã sau:
– Xây dựng nhà các loại
– Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
– Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
– Xây dựng công trình đường sắt
– Xây dựng công trình đường bộ
– Xây dựng công trình công ích
– Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
– Hoạt động xây dựng chuyên dụng
– Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
– Phá dỡ
– Chuẩn bị mặt bằng
– Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác
– Lắp đặt hệ thống điện
– Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
– Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước
– Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều hoà không khí
– Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
– Hoàn thiện công trình xây dựng
– Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Lưu ý: Nếu khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng mà ngành nghề lựa chọn không thuộc các ngành nghề chúng tôi đã liệt kê ở trên, quý khách hàng tham khảo thêm trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để xác định mã. Nếu ngành nghề kinh doanh không có trong quyết định này nhưng được quy định tại các văn bản pháp luật về xây dựng khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản đó.
Đối với những ngành, nghề xây dựng khách hàng lựa chọn không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
3.2 Tư vấn hồ sơ trước khi thành lập công ty cổ phần xây dựng
– Tư vấn soạn thảo giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
– Tư vấn lập danh sách cổ đông, danh sách thành viên trước khi thành lập công ty.
– Tư vấn soạn thảo điều lệ hoạt động, đề án hoạt động trước khi thành lập công ty.
– Tư vấn lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Tư vấn các điều kiện về chứng chỉ hành nghề, giấy phép con, các giấy tờ khác phục phụ trước khi thành lập công ty.
4. Quy trình cơ bản thành lập công ty cổ phần xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần xây dựng tới Sở kế hoạch Đầu tư;
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 4: Khắc dấu, công bố mẫu dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Bước 5: Thực hiện các công việc sau:
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– In và đặt in hóa đơn.
Nguồn: Sưu tầm
#NhưNgọc