1. Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cấp giấy xác giấy có quốc tịch Việt Nam.
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được số lượng, cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phát sinh nghĩa vụ xem xét, đánh giá và quyết định cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
2. Hướng dẫn ghi giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
Người viết giấy ghi địa danh, ngày tháng năm làm tờ khai.
Ở phần kính gửi, người viết giấy xác định đúng cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào nơi cư trú.
Người yêu cầu ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ cư trú, giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và các giấy tờ chứng minh. Thông tin không bắt buộc là nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh; quốc tịch nước ngoài.
Cuối giấy, người yêu cầu ký và ghi rõ họ tên.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng;
– Bản sao giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Bản sao giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ sau:
– Giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
– Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
– Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
4. Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho người yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.
Sau khi chuẩn bị thành 01 bộ, hồ sơ được gửi đến Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Bước 2: Xem xét, xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch.
– Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
– Nếu không có cơ sở để cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
5. Mẫu giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam