1. Tại sao nên thành lập công ty thời trang?
Thành lập công ty thời trang là một thủ tục cần thiết, được thể hiện qua các lợi thế sau:
– Công ty được thành lập theo trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật do vậy sẽ giúp hoạt động kinh doanh thời trang của công ty được thực hiện một các hợp pháp.
– Công ty sẽ có tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chính là điều kiện để công ty có thể thuận lợi hợp tác với các khác hàng, đối tác trong và ngoài nước.
– Thành lập công ty góp phần thúc đầy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, nền kinh tế trên thị trường, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, lao động cho đất nước.
– Công ty thành lập nên có thể được hưởng những ưu đãi của nhà nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Mở công ty thời trang cần chuẩn bị những gì?
Kinh doanh thời trang là một ngành rất phổ biến hiện nay, vậy để mở công ty thời trang cần chuẩn bị những gì hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung sau đây,
Để thành lập công ty thời trang trước tiên cần phải nghiên cứu kỹ về mặt hàng dự định sẽ kinh doanh đây là bước đầu tiên và rất quan trọng. Như chúng ta đã biết để kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào đều cần phải có vốn do đó phải có nguồn vốn đầu tư; tìm kiếm các máy móc phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; có phương án tuyển dụng nhân sự; thực hiện chương trình quảng cáo cho sản phẩm.
3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký
Lưu ý: Doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
4. Thủ tục thành lập công ty thời trang
Bước 1: Hồ sơ thành lập công ty thời trang
– Bản chính giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Bản dự thảo điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản phô tô chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu giấy tờ tương đương khác còn hiệu lực được công chứng, chứng thực với thành viên, cổ đông công ty là cá nhân
– Bản phô tô giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối được công chứng chứng thực với trường hợp thành viên là tổ chức.
– Bản phô tô chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu giấy tờ tương đương khác còn hiệu lực được công chứng, chứng thực người đại diện với trường hợp thành viên là tổ chức.
– Giấy chứng nhận đầu tư với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thời trang tại Việt Nam.
– Giấy ủy quyền với trường hợp ủy quyền người khác thực hiện.
– Các giấy tờ, văn bản khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty
– Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư, nơi công ty thời trang đặt trụ sở chính.
– Hoặc đăng ký trực tiếp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.
– Chủ thể đăng ký thành lập công ty cần lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Thực hiện ghi mã ngành nghề kinh doanh phù hợp như chúng tôi đã trình bày ở trên.
- Đặt tên công ty phải bao gồm tên loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, tên riêng của công ty.
Với các tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty thời trang đã thành lập trước đó, các tên trái với thuần phong, mỹ tục, có tính chất bạo loạn, trùng với tên cơ quan nhà nước sẽ không được chấp nhận.
Do đó cần chuẩn bị cho mình các tên gọi công ty khác nhau, đảm bảo việc đăng ký thành công.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty phải ghi rõ ràng từ thôn, xóm, số nhà, tên đường, phố, xã, phường, quận, huyện, tỉnh thành phố, tránh những nơi không được đặt trụ sở chính như các khu chung cư, khu tập thể,…;
- Vốn điều lệ, người đại diện pháp luật của công ty do công ty quyết định, phù hợp với quy định pháp luật.
Công ty phải đảm bảo mọi thông tin khi đăng ký doanh nghiệp để thuận lợi cho các hoạt động phải thực hiện sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, đảm bảo sự quản lý của cơ quan nhà nước. Những hành vi cố tình khai khống, sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thủ tục sau khi đăng ký thành lập công ty thời trang
– Treo biển hiệu tại trụ sở chính của công ty, bao gồm tên của công ty và địa chỉ của công ty.
– Tiến hành công bố thông tin đăng ký của công ty thời trang trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Thực hiện góp vốn điều lệ như đã đăng ký với cơ quan nhà nước, nếu không góp đủ vốn điều lệ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ.
– Thực hiện khắc con dấu của công ty và công bố thông tin về mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia, công ty quyết định về số lượng, hình thức của con dấu.
– Đăng ký tài khoản của công ty tại ngân hàng.
– Thực hiện kê khai thuế và đóng thuế.
– Công việc khác khi cần thiết.
STT | TÊN NGÀNH NGHỀ | MÃ NGÀNH |
1 | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) | 1410 |
2 | Sản xuất sản phẩm từ da lông thú | 1420 |
3 | Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc | 1430 |
4 | Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép | 4641 |
5 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết:Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da | 4649 |
6 | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh | 4771 |
Nguồn: Sưu tầm
#NhưNgọc