1. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Về bản chất tranh chấp là sự mẫu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:
- Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
- Tranh chấp quyền liên quan.
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
2. Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cần làm gì?
Xác định tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ và thu thập chứng cứ, chứng minh
- Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ cho các đối tượng đã đăng ký bảo hộ và còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy chắc chắn rằng việc đăng ký bảo hộ là hợp pháp và còn thời gian hiệu lực.
- Thu thập thông tin, chứng cứ là khâu rất quan trọng, bởi lẽ đây là căn cứ để chứng minh bên vi phạm đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chứng cứ vi phạm có thể là hành vi quảng cáo, sản xuất kinh doanh trên thị trường, thông tin chủ thể vi phạm, thiệt hại (nếu có),..Đồng thời, chủ sở hữu quyền cần theo dõi xem chủ thể vi phạm có hành vi đăng ký bảo hộ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự gây nhầm lẫn thì có các biện pháp kịp thời để ngăn chặn, khiếu nại, hoặc yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Giám định hành vi vi phạm
Giám định hành vi vi phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ khách quan nhất để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Gửi thư cảnh cáo đến bên vi phạm
- Trong trường hợp kết luận giám định cho thấy rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ quyền đã được bảo hộ của mình bằng cách liên hệ trực tiếp trao đổi, gửi thư cảnh báo với nội dung yêu cầu chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; nêu rõ hệ quả của việc không chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Đây có thể coi là biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu quyền, mang tính chất thỏa thuận, giáo dục và bảo mật được thông tin trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo vệ không mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc nên không mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Biện pháp hành chính bao gồm hình thức xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu hàng hóa, đình chỉ kinh doanh) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Thủ tục giải quyết bằng biện pháp hành chính khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí, quá trình giải quyết nhanh nhưng chủ thể bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại, không bảo mật được thông tin và chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ.
Căn cứ theo Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
- Biện pháp dân sự bao gồm các biện pháp: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, để giải quyết bằng biện pháp này, chủ thể bị xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề đơn giản.
Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
- Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thủ tục, quá trình xử lý rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí, không bảo mật được thông tin, mang tác dụng không tốt đối với lợi ích của chủ sở hữu.
Căn cứ theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
- Nhận thấy các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Chính vì vậy, cần xác định rõ mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm quyền để lựa chọn biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
3. Tại sao cần Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ?
– Được tư vấn cụ thể về các hành vi xâm phạm và dấu hiệu nhận biết khi bị xâm phạm
– Được tư vấn về các biện pháp xử lý có thể được áp dụng đối với các hành vi vi phạm
– Được tư vấn về các phương án giải quyết tối ưu trong vụ việc cụ thể.