Lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. Nguồn lao động là yếu tố đặc biệt cho sự phát triển kinh doanh, tư duy sáng tạo trong lao động và sản xuất, qua đó khẳng định tính cạnh tranh trong nước và trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia phải có một hệ thống văn bản pháp luật và những quy phạm pháp luật quy định về pháp luật lao động một cách chặt chẽ, sâu và rộng.
1. Khi nào cần đến sự trợ giúp của Luật sư lao động?
Bộ luật Lao động 2012 định nghĩa tranh chấp lao động là sự mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động như:
- Thuê mướn lao động;
- Sử dụng lao động;
- Tiền lương và các phúc lợi khác.
Tranh chấp này gồm hai dạng chính là tranh chấp giữa cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
Vì vậy để giải quyết mâu thuẫn này cần đến sự trợ giúp của Luật sư.
Ngoài ra dịch vụ Luật sư sẽ:
- Hạn chế và triệt tiêu những rủi ro pháp lý phát sinh;
- Bảo vệ người lao động;
- Giảm gánh nặng pháp lý cho người sử dụng lao động;
- Ổn định tâm lý cho khách hàng.
2. Nội dung dịch vụ tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp
2.1 Tư vấn về hợp đồng lao động
– Tư vấn quy định pháp luật về độ tuổi giao kết hợp đồng lao động;
– Tư vấn các hình thức hợp đồng lao động;
– Tư vấn về nội dung hợp đồng lao động;
– Tư vấn về thử việc;
– Tư vấn bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
– Tư vấn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
– Tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật;
2.2 Tư vấn về tiền lương
– Tư vấn hình thức trả lương;
– Tư vấn trả lương trong trường hợp ngừng việc;
– Tư vấn chế độ phụ cấp lương, thưởng, chế độ nâng lương cho người lao động;
– Tư vấn tạm ứng lương cho người lao động.
2.3 Tư vấn quy định về kỷ luật lao động và bồi thường vật chất
– Tư vấn các hình thức kỷ luật lao động;
– Tư vấn thủ tục tiến hành kỷ luật lao động;
– Tư vấn trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại.
2.4 Tư vấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động
– Tư vấn các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
– Tư vấn các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Tư vấn trách nhiệm hỗ trợ và bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Tư vấn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.5 Tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động
– Tư vấn giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn tranh chấp bề bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tư vấn tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Tư vấn tranh chấp về bảo hiểm xã hội;
– Tư vấn tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.6 Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn về điều kiện, thủ tục tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam;
– Tư vấn về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
– Tư vấn về thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, tạm vắng, vấn đề tiền lương, thuế thu nhập của lao động nước ngoài tại Việt Nam.
3. Quy trình về tiếp nhận và thực hiện dịch vụ tư vấn luật lao động
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với các vấn đề lao động cần giải quyết hoặc yêu cầu ký kết sử dụng gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên.
Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Khách hàng và Luật Sư Tổng Hợp ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận.
Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách phân tích những rủi ro, điểm mạnh, điểm yếu của sự vụ lao động và đưa ra phương án giải quyết vụ việc theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Bước 5: Luật sư thực hiện các công việc giải quyết vấn đề lao động cho khách hàng theo đúng phạm vi công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Bước 6: Thông báo hoặc giao kết quả giải quyết vấn đề lao động cho khách hàng.