1. Sáp nhập Doanh nghiệp là gì?
Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, trong đó 1 hay nhiều công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty mình vào một công ty khác và chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập.
2. Hồ sơ, Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
– Hợp đồng sáp nhập;
– Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
– Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
2.2 Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập, dự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
3. Lợi ích của việc sáp nhập doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập:
- Hưởng lợi từ nguồn vốn, lao động, dây chuyền sản xuất từ doanh nghiệp bị sáp nhập
- Giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí nhân công
- Trong quá trình hội trình hội nhập kinh tế, việc sáp nhập sẽ hình thành nên những doanh nghiệp phát triển bền vững với quy mô rộng lớn. Từ đó mở rộng mạng lưới, góp phần nâng cap năng lực cạnh tranh và có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới
Đối với doanh nghiệp bị sáp nhập:
- Hạn chế rủi ro và những thiệt hại không đáng có
- Mở rộng chiến lược, quy mô kinh doanh
- Tăng vị thế trên thị trường
4. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp giữa các Doanh nghiệp cùng ngành, cùng cạnh tranh trực tiếp và có cùng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Sáp nhập Doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp tham tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường.
Sáp nhập doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh khác nhau để hình thành một tập đoàn lớn.
5. Lưu ý khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.